Theo quy định tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn thực phẩm đã quy định các sản phẩm cần làm thủ tục tự công bố sản phẩm và thủ tục đăng ký bản công bố sản phẩm. Vậy 2 loại thủ tục này áp dụng cho các sản phẩm nào và nộp hồ sơ tại đâu? Công ty TNHH TM&DV Thanh Phong Vũ xin được làm rõ sự khác nhau của 2 loại hồ sơ này như sau:
Phân biệt thủ tục tự công bố sản phẩm và thủ tục đăng ký bản công bố sản phẩm
1. Thủ tục tự công bố sản phẩm
- Đối tượng áp dụng:
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh các sản phẩm sau đây:
- Các sản phẩm thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn
- Phụ gia thực phẩm đơn chất, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm,
- Dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm
Ví dụ: các loại bánh kẹo, bim bim, đồ uống, cà phê, trà, sữa, xúc xích, lạp xường, gia vị, các sản phẩm thủy hải sản đã chế biến và đóng gói, phụ gia đơn chất, nguyên liệu để chế biến thực phẩm, bát đũa, xoong chảo, cốc ly, ống hút, túi nhựa đựng thực phẩm, ... Chi tiết xem tại đây
- Cơ quan quản lý:
Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban Nhân dân cấp Tỉnh chỉ định. Tức là các Chi cục ATTP, Sở Công thương, Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm thủy sản, Ban quản lý An toàn Thực phẩm cấp tỉnh/thành phố.
Việc phân quyền quản lý giữa các Chi cục, các Sở là do Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh quy định.
Hiện nay tại Hà Nội: Hồ sơ tự công bố thực phẩm được phân quyền quản lý tại 3 đơn vị bao gồm: Chi cục ATTP Hà Nội, Sở Công thương Hà nội và Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Hà Nội.
Tại TP. Hồ Chí Minh: Ban quản lý An toàn Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh là cơ quan chung tiếp nhận tất cả hồ sơ tự công bố sản phẩm.
2. Thủ tục đăng ký bản công bố sản phẩm
- Đối tượng áp dụng:
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh các sản phẩm sau đây:
- Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt
- Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi
- Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc danh mục được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định. Để biết phụ gia hỗn hợp có công dụng mới là gì truy cập tại đây
- Cơ quan quản lý:
- Cục An toàn Thực phẩm - Bộ Y tế có trách nhiệm tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký các sản phẩm: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới hoặc phụ gia thực phẩm chưa có trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm
Địa chỉ nộp hồ sơ đăng ký công bố tại Cục An toàn Thực phẩm - Bộ Y tế:
- Các cơ quan có thẩm quyền cấp Tỉnh có trách nhiệm tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký các sản phẩm: Thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi.
Địa chỉ nộp hồ sơ đăng ký công bố tại cơ quan có thẩm quyền cấp tỉnh:
Tại Hà Nội:
Để biết được sản phẩm thực phẩm của doanh nghiệp mình cần làm thủ tục gì, hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp.
Hotline tư vấn miễn phí: 0904.064.126
CÔNG TY TNHH TM&DV THANH PHONG VŨ
VPGD: Số 2, Ngõ 20/5 Nguyễn Chánh, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội